Thỏa sức sáng tạo ngôi nhà thân yêu với thi công ốp tường gỗ nhựa Composite. Ốp tường gỗ nhựa composite hiện đang là vật liệu trang trí tường vách hàng đầu hiện nay. Sở hữu màu sắc của gỗ tự nhiên cùng thiết kế đa dạng đáp ứng được nhiều công trình kiến trúc. Việc thi công tấm gỗ nhựa không quá khó nhưng cũng đòi hỏi đầy đủ quy trình các bước và đúng kỹ thuật.
Gỗ nhựa composite ốp tường là gì?
Gỗ nhựa composite ốp tường được tạo thành từ bột gỗ và nhựa, là vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường. Gỗ nhựa còn là giải pháp hoàn hảo giúp khắc phục các nhược điểm của gỗ tự nhiên như: chống ẩm, chống mối mọt, cong vênh. Với những đặc tính vượt trội, sản phẩm dần thay thế gỗ tự nhiên trong trang trí nội, ngoại thất.
Ngoài các tính năng chống ẩm, chống mục nát, bền đẹp thì gỗ nhựa ốp tường còn được tạo hình với nhiều mẫu mã độc đáo hiện đại mà các sản phẩm tự nhiên khó có thể làm được. Chúng được thiết kế với đa dạng màu sắc, từ hiệu ứng mịn phẳng. đến những đường vân bản to, liền trơn đến bản nhỏ có sọc. Hơn nữa, sản phẩm được trộn sẵn bột màu trong quá trình tạo hình và không cần sơn nên khả năng giữ màu của gỗ cũng được đảm bảo hơn.
– Những tấm gỗ nhựa ốp tường có kích thước rộng phổ biến là 10cm, 25cm và chiều dài vào khoảng 2,9m.
Gỗ nhựa composite ốp tường được ứng dụng rộng rãi trong các công trình, vẻ đẹp sang trọng tự nhiên của gỗ có thể phù hợp với bất kì không gian nào. Với vị trí tường, nhà thiết kế có vô số ý tưởng để lắp đặt khác nhau. Gỗ nhựa composite ốp tường có thể ứng dụng tại các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, quầy bar, tường mặt tiền,…Về cơ bản, dù bề mặt tường nhà bạn có thô ráp, không đồng đều hoặc đang lấp vá thì bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng các tấm gỗ nhựa.
Hướng dẫn thi công ốp tường gỗ nhựa Composite
Là một loại vật liệu dễ thi công và tính thẩm mỹ cao nhưng để có một vách tường được ốp tấm gỗ nhựa composite chuẩn và đẹp nhất đòi hỏi người thi công cần nắm rõ quy trình thi công chính xác.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt tường thi công
– Để quá trình thi công được nhanh chóng và không bị gián đoạn thì cần chuẩn bị bề mặt, vệ sinh, làm sạch bề mặt tường.
Bước 2: Chuẩn bị hệ khung xương
– Tạo hệ khung xương bằng sắt, gỗ nhựa hoặc thanh nhôm. Các khung xương có độ rộng khoảng 40mm. Chúng ta lưu ý không nên dùng khung xương bằng gỗ tự nhiên vì chúng thường có cấc vấn đề ẩm mốc, mối mọt và độ bám dính của keo không chắc chắn.
Trong quá trình lắp đặt, bạn cần lưu ý về độ dày của các xương phải đều nhau, tránh trường hợp thanh dày, thanh mỏng dẫn đến bề mặt bị lồi lõm. Thêm nữa, tất cả các xương phải thẳng hàng. Yếu tố này rất quan trọng vì nó quyết định vách sau khi ốp có bị chênh hay không.
( Trong trường hợp tường phẳng, không bị lồi lõm hoặc ẩm mốc, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể bỏ qua bước tạo khung xương này).
Bước 3: Cố định hệ khung xương
– Sử dụng đinh vít gắn cố định các thanh xương vào tường với khoảng cách theo chiều dài từ 50cm đến 60cm, theo chiều cao của tường từ 25cm đến 30cm.
Bước 4: Lắp tấm gỗ nhựa composite ốp tường lên hệ khung xương
– Sau khi hệ khung xương được cố định, chúng ta sử dụng keo chuyên dụng quét lên bề mặt các thanh xương. Sau đó ốp tấm gỗ nhựa và giữ định hình trong vài phút để tấm không bị di chuyển.
– Bắn định trực tiếp vào phần hèm khóa, để cố định tấm gỗ nhựa composite ốp tường với khung xương.
Bước 5: Tiếp tục lắp các tấm tiếp theo cho đến hết
– Đưa tấm tiếp theo vào cùng chiều của hèm khóa và tiếp tục bắn đinh.
Bước 6: Hoàn thiện công trình
– Sau khi đã hoàn thành lắp ghép tấm ốp tường composite lên hệ thống khung xương thì cần xử lí trét lỗ đinh bằng bột trét Acrylic. Khi lớp trét này đã khô thì dùng giấy nhám chà lại cho phẳng bề mặt để đảm bảo thẩm mỹ, tránh lộ các vết trét không đẹp mắt.
– Trong quá trình thi công, bề mặt tấm gỗ có thể bị dính bụi bẩn, vân tay hoặc keo thì chúng ta cần sử dụng khăn mềm, ẩm vệ sinh cho sạch sẽ. Nếu bạn có nhu cầu sơn phủ thì nên dùng sơn dầu gốc như PU hoặc sơn gốc nước để có được bề mặt đẹp và chất lượng hơn.
Một số hình ảnh công trình hoàn thiện với thi công ốp tường gỗ nhựa composite
Bình luận